Thay đổi hộ khẩu thường trú có cần đính chính trên Sổ đỏ?

Việc thay đổi hộ khẩu thường trú diễn ra khá phổ biến. Vậy, thay đổi hộ khẩu thường trú có phải đổi Sổ đỏ? Đây là thắc mắc của không ít người.

 

Thay đổi địa chỉ không phải làm lại Sổ đỏ

Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

- Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

- Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện tại trang 1 của Giấy chứng nhận (sau đây gọi tắt là Sổ đỏ).

Ví dụ, với cá nhân trong nước thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.

Theo đó, thay đổi địa chỉ là thay đổi địa chỉ thường trú của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với địa chỉ trên Sổ đỏ đã được cấp.

Theo quy định pháp luật đất đai, thay đổi địa chỉ là một trong những trường hợp thay đổi thông tin về người được cấp Sổ đỏ. Tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định khi thay đổi thông tin về người được cấp Sổ đỏ thì đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

 

Như vậy, trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú không thuộc trường hợp phải đính chính hoặc đổi sổ đỏ. Chỉ có những sai sót về hộ khẩu thường trú tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mới thuộc trường hợp người sử đụng đất phải tiến hành đính chính.

Thủ tục thay đổi địa chỉ trên Sổ đỏ

Mặc dù không thuộc trường hợp bắt buộc đính chính thông tin, nhưng nếu người sở hữu Giấy chứng nhận có nhu cầu đính chính, cơ quan có thẩm quyền vẫn giải quyết trường hợp này, nhất là để tạo điều kiện thuận lợi nếu chủ sở hữu bất động sản có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho.

Bước 1. Nộp hồ sơ

Theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

- Bản gốc Sổ đỏ đã cấp;

- Bản sao sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công để xuất trình khi có yêu cầu.

Nơi nộp hồ sơ:

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai).

- Với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa.

- Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn).

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận, trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trao kết quả

Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao Sổ đỏ cho người sử dụng đất.

Lưu ý, khi nhận lại Sổ đỏ phải kiểm tra kỹ tất cả các thông tin, nếu phát hiện sai sót báo lại ngay với bộ phận trả kết quả để đính chính.

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Lưu ý, thủ tục trên đây áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động khi có thay đổi địa chỉ thì thực hiện thủ tục đăng ký biến động đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

.  HD


TIN TỨC KHÁC

Nguyên nhân nào khiến thị trường Bất động sản TP.HCM tăng giá trên diện rộng?

Thời điểm hiện tại, Thị trường Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu chững lại, do nhiều yếu tố, trong đó việc siết chặt chính sách vay vốn ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính gây tâm lý dè chừng đối với với...

22-07-2019
Những điều cần biết khi làm hồ sơ tặng cho nhà đất ?

Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác mà không yêu cầu trả tiền. Dưới đây là thủ tục tặng cho đất đai theo quy định mới nhất.

22-07-2019
Bảy trường hợp tài sản gắn liền với đất không được cấp Sổ đỏ

Tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng...sẽ được cấp Sổ đỏ nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, theo quy định còn có 07 trường hợp tài sản gắn liền với đất không được cấp Sổ đỏ.

22-07-2019
Hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ chuyển nhưỡng đất đai mới nhất 2019 cho người mua nhà lần đầu.

Mua bán đất đai (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là một trong những thủ tục quan trọng và chứa đựng nhiều rủi ro nếu thực hiện không đúng quy định. Dưới đây là thủ tục mua bán đất đai theo hướng dẫn mới nhất.

22-07-2019
Tôi lãi đậm sau 4 năm sau nhờ liều mua nhà trong tháng 7 âm lịch

Mẹ tôi khuyên không nên mua nhà trong tháng 7 âm lịch. Bà còn kể trường hợp người anh họ cố tình mua vào tháng này nên việc làm ăn ngày càng bết bát, dẫn đến phá sản.

07-08-2019

TÌM KIẾM BẤT ĐỘNG SẢN

Fanpage facebook

Zalo